ghs là gì?

1. ghs là gì?


Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất - Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (viết tắt GHS) là hệ thống toàn cầu được xây đựng và thừa nhận bởi Liên hiệp Quốc. hệ thống này được xây dựng để thay thế cho các hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất khác nhau giữa các quốc gia nhằm mục đích thống nhất phù hợp trên phạm vi toàn cầu. Hệ thống bắt đầu phát triển tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc tại Rioat năm 1992. Khi liên đoàn lao động Quốc tế(ILO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các chính phủ và các thành viên khác nhóm họp tại hội nghị Liên hợp Quốc. Hệ thống này áp dụng cho Cộng đồng chung châu Âu(Hiện nay EU hệ thống GHS vào luật EU như là Quy định phân loại, ghi nhãn đóng gói(CLP Regulation) và tiêu chuẩn của cơ quanquản lý an toàn và sức khỏe lao động Hoa kỳ.

2. Phân loại hóa chất theo GHS


Trung tâm Ứng phó Sự cố An toàn Môi trường xin trả lời như sau:

GHS là tên viết tắt của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals). Hệ thống này được xây dựng để thay thế cho các hệ thống phân loại và ghi nhãn hoá chất khác nhau giữa các quốc gia nhằm mục đích thống nhất phù hợp trên phạm vi toàn cầu.

Theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất thì phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của GHS:

Nguy hại vật chất

  • Chất nổ
  • Khí dễ cháy
  • Sol khí dễ cháy
  • Khí oxy hóa
  • Khí chịu áp suất
  • Chất lỏng dễ cháy
  • Chất rắn dễ cháy
  • Chất và hỗn hợp tự phản ứng
  • Chất lỏng tự cháy
  • Chất rắn tự cháy
  • Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt
  • Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy
  • Chất lỏng oxy hóa
  • Chất rắn oxy hóa
  • Peroxyt hữu cơ
  • Ăn mòn kim loại
Nguy hại sức khỏe

  • Độc cấp tính
  • Ăn mòn/kích ứng da
  • Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt
  • Tác nhân nhạy hô hấp
  • Tác nhân nhạy da
  • Đột biến tế bào mầm
  • Tác nhân gây ung thư
  • Độc tính sinh sản
  • Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ
  • Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn
  • Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại
  • Nguy hại hô hấp
Nguy hại môi trường

  • Nguy hại cấp tính đối với môi trường thủy sinh
  • Nguy hại mãn tính đối với môi trường thủy sinh

Về xử phạt nếu không phân loại hóa chất:

Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ghi rõ Phạt tiền đối với doanh nghiệp, tổ chức từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phân loại hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hóa chất và phân loại hóa chất.

Nhận xét